CHỈ THỰC
Tên Việt Nam:
Vị thuốc chỉ thưc còn goi Trấp, Chấp, Kim quất, Khổ chanh, Chỉ thiệt, trái non của quả Trấp.
Tác dụng: Chỉ thực, chi thuc, chithuc - vị thuốcFructus ponciri Immaturi, Fructus aurantii Immaturi
+ Tả đờm, hoạt khiếu, tả khí (Bản Thảo Diễn Nghĩa).
+ Tả Vị thực, khai đạo kiên kết, tiêu đờm tích, khứ đình thủy, thông tiện bí, phá kết hung (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+ Hành khí trệ, tan đờm, dẫn khí xuống qua đường đại tiện (Trung Dược Học).
+ Phá khí, tiêu tính, đồng thời có tác dụng tả đàm, trừ bỉ tích, hành khí (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tính vị:
+ Vị đắng, tính hàn (Bản Kinh).
+ Vị chua, hơi hàn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị đắng, cay (Dược Tính Bản Thảo).
+ Vị đắng, tính hơi hàn (Trung Dược Học).
+ Vị đắng, tính hơi lạnh. (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Quy kinh:
+ Vào kinh Vị, Tỳ (Bản Thảo Kinh Chỉ thực, chi thuc, chithuc - vị thuốc Sơ).
+ Vào kinh Tâm Tỳ (Lôi Công Bào Chế Dược tính Giải).
+ Vào kinh Can, Tỳ (Bản Thảo Tái Tân).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Trung Dược Học).
+ Vào kinh Tỳ, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Trị ngực bụng căng đầy, thực tích đàm trệ, đại tiện không thông (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: Dùng từ 4 – 12g.
Kiêng kỵ:
+ Tỳ Vị hư yếu, phụ nữ có thai, không nên dùng (Trung Dược Học).
+ Không có khí trệ thực tà, tỳ vị hư hàn mà không có thấp và tích trệ thì cấm dùng: Sức yếu và đàn bà có thai nên thận trọng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).