THẠCH LỰU
Còn có tên gọi là bạch lựu, tháp lựu, lựu chùa tháp
Tên khoa học Punica granarum
Thuộc họ lựu Punicaceae.
Ta dùng vỏ than, vỏ cành, vỏ rễ phơi hay sấy khô hay có khi dùng vỏ quả lựu phơi hay sấy khô
A. Mô tả cây
Cây lựu là một cây thuộc mộc, cao chừng 3-4m, cây nhỏ, có khi có gai. Lá dài, nhỏ, mềm, mỏng, đơn. Mép nguyên có khi mọc thành cụm nhưng thường mọc so le hoặc hơi mọc đối, cuống ngắn. Mùa hạ nở hoa màu đỏ tươi hoặc màu trắng hoặc mọc riêng lẻ hoặc từng sim có độ 3 hoa.
Qur to bằng nắm tay. Đầu quả còn 4-5 lá đài tồn tại. Vỏ dày, ngoài da sắc lục, khi chín có màu vàng đỏ lốm đốm. Trong quả có 8 ngăn xếp thành 2 tầng, tầng trên có 5 ngăn tầng dưới có 3 các loại ngăn phân cách bởi các màng mỏng, hạt rất nhiều, hình 5 cạnh sắc hồng trắng.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Được trồng ở khắp nơi để làm cảnh và lấy quả. Trồng bằng cách dâm cành. Tỷ lệ ancaloit thay đổi tùy theo cách bón phân.
Nếu bón bằng canxi supephotphat tỷ lệ ancaloit sẽ là 5.5%
Nếu bón bằng phân amon suufnat thì tỉ lệ ancaloit là 4.2%
Vỏ bóc về phơi khô để dành. Dùng càng sớm càng tốt. Có người nói vỏ để lâu quá 1 năm không còn tác dụng. Nhưng có tác giả đã không dùng để dành trên 10 năm vẫn còn tác dụng không phải chế biến gì khác.
C.Thành phần hoá học
Vỏ rễ và vỏ cành có chứa chừng 22% tamin. Ngoài ra còn chứa các chất ancaloit
D. Công dụng và liều dùng
1. Làm thuốc chữa sán. Nên dùng rễ vỏ lựu vì trong vỏ chất peletierin, isopeletierin được kết hợp tự nhiên với tamin thành một chất không tan, tác dụng nhiều đối với sán ở trong ruột, ít làm mệt cơ thể người tuy nhiên uống cả vỏ hơi khó uống.
Nên chọn vỏ mới đào, vì vỏ tươi hiệu lực mạnh hoen do có nhiều ancaloit. Khi dùng rễ phơi khô cần ngâm nước vài giờ trước khi pha chế thì vẫn có hiệu lực trừ sán.
2. Ngoài công dụng chữa sán, vỏ rễ và vỏ thân còn có tác dùng làm thuốc ngậm chữa sâu răng, chữa đi ngoài, đi lị. Nhưng để chữa lị, đi ngoài thường dùng vỏ quả
Ngoài ra còn dùng để thuộc da, làm mực.