THIÊN CỨC - THIÊN MÔN
Tên khác: Thiên môn, thien mon, thienmon , Asparagus cocjinchinensis (Lour.) Merr - Hành Tỏi (Liliaceae),Điên hách, Địa môn đông, Duyên môn đông, Quan tùng, Vô bất dũ, , Cán thảo (Bảo Phác Tử), Tương mỹ, Mãn đông (Nhĩ Nhã), Điên lặc (Bản Kinh), Thiên cức, Bà la thụ, Vạn tuế đằng (Bản Thảo Cương Mục), Thiên đông, Kim hoa, Thương cức, Thiên văn đông (Hòa Hán Dược Khảo), Dây tóc tiên (Dược Liệu Việt Nam). dây tóc tiên, thiên môn đôngThiên môn đông, Thiên đông, Dây tóc tiên
Vị thuốc Thiên môn còn gọi Điên hách, Địa môn đông, Duyên môn đông, Quan tùng, Vô bất dũ, , Cán thảo (Bảo Phác Tử), Tương mỹ, Mãn đông (Nhĩ Nhã), Điên lặc (Bản Kinh), Thiên cức, Bà la thụ, Vạn tuế đằng (Bản Thảo Cương Mục), Thiên đông, Kim hoa, Thương cức, Thiên văn đông (Hòa Hán Dược Khảo), Dây tóc tiên (Dược Liệu Việt Nam). dây tóc tiên, thiên môn đông
Tác dụng: Thiên môn
+ Bảo định Phế khí, khu hàn nhiệt, dưỡng cơ bì, ích khí lực, lợi tiểu tiện (Biệt Lục).
+ Thông Thận khí, trừ nhiệt, chỉ tiêu khát, khử nhiệt trúng phong (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trấn Tâm, nhuận ngũ tạng, ích bì phu, bổ ngũ lao, thất thương (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Chủ trị: Thiên môn
+ Trị hư lao, người gìa suy nhược, gầy ốm, âm nuy, điếc, mắt mờ (Thiên Kim phương).
+ Trị phế khí ho nghịch, suyễn, phế nuy sinh ra nôn ra mủ, ghẻ nước (Dược Tính Bản Thảo).
+ Trị ho lao, lao phổi, ho ra máu, khát nưóc do bệnh ở thượng tiêu (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Kiêng kỵ:
+ Phế không có hư hỏa mà lại có hàn đàm hoặc đàm ẩm: cấm dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).