LONG NHÃN NHỤC
Tên khác:
Vị thuốc Long nhãn nhục còn gọi Ích Trí (Thần Nông Bản Thảo), Long Mục (Ngô Phổ Bản Thảo), Á Lệ Chi (Khai Bảo Bản Thảo), Qủy Nhãn, Viên Nhãn (Tục Danh), Lệ Nô, Mộc Đạn (Bản Thảo Đồ Kinh), Lệ Chi Nô, Quế Viên Nhục, Nguyên Nhục, Mật Tỳ, Tế Lệ Ích Trí, Yến Noãn, Ly Châu, Giai Lệ, Lệ Thảo, Lệ Duyên, Tỷ Mục, Khôi Viên, Lệ Châu Nô, Long Nhãn Cẩm, Hải Châu, Hải Châu Tùng, Long Nhãn Cân (Hòa Hán Dược Khảo).Long nhãn, long nhan,Euphoria longana Lamk,Ích Trí (Thần Nông Bản Thảo), Long Mục (Ngô Phổ Bản Thảo), Á Lệ Chi (Khai Bảo Bản Thảo), Qủy Nhãn, Viên Nhãn (Tục Danh), Lệ Nô, Mộc Đạn (Bản Thảo Đồ Kinh), Lệ Chi Nô, Quế Viên Nhục, Nguyên Nhục, Mật Tỳ, Tế Lệ Ích Trí, Yến Noãn, Ly Châu, Giai Lệ, Lệ Thảo, Lệ Duyên, Tỷ Mục, Khôi Viên, Lệ Châu Nô, Long Nhãn Cẩm, Hải Châu, Hải Châu Tùng, Long Nhãn Cân (Hòa Hán Dược Khảo).
Tên khoa học:
Euphoria longana Lamk. Họ Bồ Hòn (Sapindaceae).
Mô tả:
Cây cao 5-7m. Lá mọc so le, kép, hình lông chim, gồm 5-9 lá chét, nguyên, hẹp, dày, cứng, dài 7-20cm, rộng 2,5-5cm. Ra hoa vào tháng 2-3, màu vàng nhạt, mọc từng chùm ở đầu cành hoặc kẽ lá. Hoa gồm 5 lá đài, 5 cánh rời nhau, 6-10 nhụy, bầu 2-3 ô. Quả hành tròn, vỏ ngoài ráp, màu vàng nâu, bên trong có cùi mọng nước ngọt (áo hạt), giữa có hạt đen bóng Trồng nhiều ở khắp nơi.
Thu hái, chế biến: Vào tháng 6-8, khi Nhãn chín thì hái về.
Thành phần hóa học:
+ Trong Long nhãn có: Adenine, Choline, Glucose, Sucrose (Trung Dược Học).
+ Trong Long nhãn có: Sacaroza, Glucoza, Protein, Acid Tatric, Chất béo, Sinh tố A,B. Các men Amylaza, Peroxitdaza. Hạt nhãn có Saponin, Chất béo (Dược Liệu Việt Nam).
+ Cùi nhãn tươi có: Nước 77,15%, Tro 0,01%, Chất béo 0,13%, Protid 1,47%, hợp chất có Nitrogen tan trong nước 20,55%, Saccacrose 12,25%, Vitamin A, B. Cùi nhãn khô có nước 0,85%, Chất tan trong nước 79,77%, Chất không tan trong nước 19,39%, Tro 3,36%. Trong phần tan trong nước có Glucose 26,91%, Sacarose 0,22%, Acid tartric1,26%, Chất có Nitrogen 6,309%. Hạt nhãn chứa tinh bột, Saponin, Chất béo và Tanin. Lá chứa Quercetrin, Quercetin, Tanin (Tự Điển Cây Thuốc Việt Nam).
+ Stigmasterol, Fucosterol (Hsu Hong Ling và cộng sự, Hua Hsueh 1977, (4): 103 – C A, 1980, 92: 377761z).
Hình Ảnh
Bộ phận dùng:
Cùi của quả.
Bào chế:
+ Chọn loại Nhãn lồng đã chín, cùi dày, ráo nước, đem phơi nắng to hoặc sấy nhẹ ở nhiệt độ 40-500C đến khi lắc quả có tiếng kêu lóc cóc, mang ra, bóc vỏ lấy cùi rồi sấy ở nhiệt độ 50-600C tới độ ẩm dưới 18%, cầm không dính tay là được. + Long nhãn đã chế biến rồi nhưng sợ để lâu có nhiễm trùng, nên đem chưng cách thủy độ 3 giờ, sấy gần khô. Nếu dùng làm thuốc hoàn thì gĩa nát với bột thuốc khác hoặc nấu nhừ lấy nước đặc, bỏ bã, cô đặc lẫn với mật mà luyện thuốc hoàn.
Tác dụng:
+Khử độc (Danh Y Biệt Lục).
+Dưỡng huyết, an thần, ích trí, liễm hãn, khai Vị, ích Tỳ (Trấn Nam Bản Thảo).
+Đại bổ âm huyết (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+Bổ Tâm, Tỳ, dưỡng huyết, an thần (Trung Dược Học).
Chủ trị:
+ Chủ trị ngũ tạng tà khí, chán ăn, uống lâu ngày làm khỏe trí não, thông minh (Bản Kinh).
+ Trị lo nghĩ quá mức, lao thương Tâm Tỳ, hay quên, hồi hộp, hư phiền, mất ngủ, tự ra mồ hôi, giật mình lo sợ, các chứng suy nhược (Trung Dược Học).
Tác dụng dược lý:
+Tác dụng chống nấm: nước ngâm Long nhãn, trong ống nghiệm có tác dụng ức chế đối với nha bào của nấm (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng phóng xạ: Long nhãn nhục hợp với Cáp giới (Mỗi 1ml thuốc có Long nhãn nhục 1g, Cáp giới 0,5g), cho chuột uống theo liều 20ml/kg, liên tục 10 ngày, thấy có tác dụng tăng sức đề kháng; Uống liều 15ml/kg liên tục 14 ngày huyết áp trở lại trạng thái bình thường; Uống 15ml/kg liên tục 10 ngày, thấy chuột tươi tỉnh, khỏe mạnh; Uống 20ml/kg liên tục 7 ngày thấy trọng lượng chuột tăng (Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1989, 14 (6): 365).
Tính vị:
+Vị ngọt, tính bình (Bản Kinh).
+Vị ngọt, chua (Tân Tu Bản Thảo).
+Vị ngọt, tính ôn (Bản Thảo Hối Ngôn).
+Vị ngọt, tính ấm (Trung Dược Học).
Quy kinh:
+Vào kinh Tỳ, Tâm (Bản Thảo Kinh Sơ).
+Vào kinh Can, Tâm, Tỳ (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
+Vào kinh Tâm, Thận (Bản Thảo Tái Tân).
+Vào kinh Tâm, Tỳ (Trung Dược Học).Kiêng kỵ:
+ Có đờm hỏa hoặc thấp ở Trung tiêu: không dùng (Trung Dược Học).
+ Bên ngoài bị cảm, bên trong có uất hỏa, đầy bụng, ăn uống đình trệ: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Liều dùng: 12-20g/ ngày.
Bảo quản:
Đóng gói trong các thùng kín, để nơi khô mát.
Đơn thuốc kinh nghiệm:
+ Trị mất ngủ, hồi hộp, hay quên: Hoàng kỳ 12g, Bạch truật 12g, Đảng Sâm 12g, Đương qui 8g, Phục thần 12g, Long nhãn nhục 12g, Toan táo nhân 12g, Mộc hương 4g (cho sau), Viễn chí 6g, Chích thảo 4g, sắc nước uống (có thể cho thêm Gừng tươi và Đại táo) (Quy Tỳ Thang - Tế Sinh Phương).
+ Ôn bổ Tỳ Vị, trợ tinh thần: Long nhãn nhục, nhiều ít tùy dùng, ngâm rượu 100 ngày, mỗi ngày uống (Long Nhãn Tửu – Vạn Thị Gia Sao).
+ Trị Tỳ hư, tiêu chảy: Long nhãn khô 14 trái, Sinh khương 3 lát, sắc uống (Tuyền Châu Bản Thảo).