Vị thuốc Xạ can có tên goi Ô bồ, Ô phiến (Bản Kinh), Hoàn Xạ can, xa can, xacan, rẻ quạt, re quat, Belamcanda chinensis Lem - Họ Lay Ơn (Iridaceae),Ô bồ, Ô phiến (Bản Kinh), Hoàng viễn (Ngô Phổ Bản Thảo), Ô siếp, (Nhĩ Nhã), Dạ can (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Ô xuy, Thảo khương (Biệt Lục), Quỷ phiến (Trửu Hậu phương), Phượng dực (Bản Thảo Bổ di), Biển trúc căn (Vĩnh Loại Kiềm phương), Khai hầu tiễn, Hoàng tri mẫu (Phân Loại Thảo Dược Tính), Lãnh thủy đơn (Nam Kinh Dân Gian Dược Thảo), Ô phiến căn, Tử hoa hương, Tiên nhân chưởng, Tử hoa ngưu, Dã huyên thảo, Điểu bồ, Cao viễn, Bạch hoa xạ can, Địa biển trúc, Thu hồ điệp, Quỉ tiền, Ngọc yến, Tử kim ngưu, Tử hồ điệp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Rẽ quạt, Biển Trúc (Dược Liệu Việt Nam).g viễn (Ngô Phổ Bản Thảo), Ô siếp, (Nhĩ Nhã), Dạ can (Bản Thảo Kinh Tập Chú), Ô xuy, Thảo khương (Biệt Lục), Quỷ phiến (Trửu Hậu phương), Phượng dực (Bản Thảo Bổ di), Biển trúc căn (Vĩnh Loại Kiềm phương), Khai hầu tiễn, Hoàng tri mẫu (Phân Loại Thảo Dược Tính), Lãnh thủy đơn (Nam Kinh Dân Gian Dược Thảo), Ô phiến căn, Tử hoa hương, Tiên nhân chưởng, Tử hoa ngưu, Dã huyên thảo, Điểu bồ, Cao viễn, Bạch hoa xạ can, Địa biển trúc, Thu hồ điệp, Quỉ tiền, Ngọc yến, Tử kim ngưu, Tử hồ điệp (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Rẽ quạt, Biển Trúc (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng:
+ Tuyên thông tà khí kết tụ ở Phế, thanh hỏa, giải độc (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tiêu đờm, phá trưng kết, khai Vị, hạ thực, tiêu thủng độc, trấn Can, minh mục (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
+ Thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tiêu thủng, sát trùng (Hồ Nam Dược Vật Chí).
Chủ trị:
+ Trị nấc, khí nghịch lên, đờm dãi ủng trệ, họng đau, tiếng nói không trong, phế ung, họng sưng đau do thực hỏa (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Trị phế khí suyễn, ho, ho khí nghịch lên, trẻ nhỏ bị sán khí, mụn nhọt sưng đau, tiện độc (Y Học Nhập Môn).
Kiêng kỵ:
+ Uống lâu ngày cơ thể bị hư yếu (Biệt Lục).
+ Uống lâu ngày sinh tiêu chảy (Bản Thảo Cương Mục).
+ Trỳ Vị hơi yếu, tạng hàn, khí huyết hư, bệnh không có thực nhiệt: không dùng (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Phế không có thực tà: không dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Bệnh không có thực nhiệt, Tỳ hư, tiêu lỏng, phụ nữ có thai: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).