Trang chủ > >

Ô Duyệt Cốt

Hổ Cốt


Tên Việt Nam:

Vị thuốc hổ cốt còn gọi Xương  cọp,Ô duyệt cốt, Đại trùng cốt (Trửu Hậu), Ư thỏ cốt (Tả Truyện), Ô trạch (Hán Thư), Bá đô cốt, Lý phụ cốt, Hàm cốt, Lý dĩ cốt, Sạm miêu cốt, (Bản Thảo Cương Mục), Uy cốt, Hàm cốt, Trành thỏ cốt, Vụ thái cốt  (Hoà Hán Dược Khảo), Hổ hĩnh cốt, Tứ thối hổ cốt, Hổ đầu cốt, Hổ tích cốt, Hổ lặc (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tác dụng: Khu phong, hoạt lạc, đồng thời có tác dụng mạnh gân cốt, trị bại liệt.

Chủ trị: Trị phong thấp, nhức mỏi xương lâu ngày, gân cốt yếu.

Liều lượng: 3 -8 chỉ.

Kiêng kỵ: Người huyết hư hỏa thịnh cấm dùng.

Phần dùng làm thuốc:

1- Toàn bộ xương Cọp đều có thể dùng làm thuốc được


2- Xương Cọp nấu thành cao gọi là Cao hổ cốt

Mô tả dược liệu: Xương Hổ có phân biệt Xương đầu, xương cổ, xương mình, (gồm xương sống, xương sườn, xương cùng cụt) và xương tứ chi, lấy xương tứ chi và xương đầu là tốt nhất, mà trong xương tứ chi thì xương chi trước là tốt nhất, xương lòng bàn chân và kế đó là xương chi sau, xương đầu gối của Hổ thường bán từng cặp, rất quí, thường người ta cho rằng xương hổ lớn (trên 5kg) và Hổ đực tốt hơn xương Hổ con và Hổ cái. Ví dụ như trong một bộ xương hổ nặng 6kg thì xương đầu nặng 1kg chiếm hết 15% toàn bột trọng lượng cả bộ xương. Xương 4 chân nặng, 3,390kg chiếm 52%. Xương sống kể cả xương cổ nặng 0,900kg chiếm 14%. Xương dườn 13 đôi nặng 0,335kg chiếm 5,5% (không kể xương ức). Xương chậu nặng 0,355kg (cả hai mảnh) chiếm 55%. Xương bả vai nặng 0,260kg chiếm 4% xương cùng cụt nặng 0,146kg chiếm 2,2% hai xương bánh chè nặng 0,030kg chiếm 0,45%. Sắc xương khô cả hổ đã chết màu vàng trắng, ít dầu chất lượng kém nhất, không dùng vào thuốc. Xương Hổ lấy màu vàng ngà, to, tươi, chất nặng, ít da thịt là loại tốt. Xương Hổ do trúng tên độc mà chết có màu xanh trong tủy xương có thể chứa chất độc, không dùng vào thuốc. Xương tứ chi của Hổ thô khỏe, các khớp phình lớn, rất phát triển, mặt ngoài màu ngà, phẳng trơn láng nhuận, chất mịn, cứng nặng, mặt cắt ngang của xương thấp tủy chứa chất béo, loại tươi chứa chất béo rất nhiều, loại cất dấu tương đối lâu thì (dầu chất béo) tương đối khô, thể hiện chất tủy dạng xơ mướp, có ít chất mỡ, rất thơm mãnh liệt, không có mùi tanh hôi.

 Xưa nay trong hàng bán Hổ cốt thường hay xen lẫn xương Beo (Báo cốt), khó phân biệt, cũng đã từng có xen hàng giả bằng xương Gấu (Hùng cốt), xương Heo rừng (Dã trư cốt). Do đó việc phân biệt Hổ cốt rất quan trọng, có một số điểm khác biệt của cần lưu ý:

- Phân biệt giữa xương Hổ và xương Beo:

- Cả bộ xương: Cả bộ xương Hổ thô khỏe hơn so với xương Beo, sắc xương màu vàng ngà, xương đầu to mà tròn. Răng hàm có hình chữ ‘tam sơn’.

- Xương chày (Hỉnh cốt) có “phong nhãn” (lỗ thông gió) có nơi gọi là ‘Phụng nhãn’ (Mắt phụng), hơi vặn ở khuỷu, xương phụ, thô khỏe, khớp rất phát triển, chi trước có 5 ngón, chi sau có 4 ngón, lông da phần mu bàn chân trước và sau màu vàng nhạt tới vàng cam, không lấm tấm mà hơi có vằn sọc ngang màu đen nâu, xương đuôi tương đối thô, và ngắn hơn.

- Cả bộ xương Beo: Ngắn nhỏ gầy hơn so với xương Hổ, sắc xương trắng xanh, xương đầu nhỏ mà dài, xương chày Beo tuy cũng có ‘phụng nhãn’ xương phụ (bang cốt), nhưng tương đối nhỏ mà dài hơn, khớp không phát triển bằng xương Hổ, lông da mu bàn chân màu vàng cam đến màu đỏ cam, có lấm tấm những chấm tròn màu đen, xương đuôi nhỏ mà dài, thể tích xương đuôi Hổ lớn hơn.

- Mặt cắt ngang của xương: Hổ hỉnh cốt (xương chày Hổ) sau khi cưa ra chứa chất nhầy tương đối nhiều hơn, loại còn tươi mà đặt nghiêng xương, chất mỡ có thể giọt xuống, dù đã cất dấu lâu ngày, chất dầu cũng không dễ gì khô, khí vị chất dầu thơm hơn, xương chày Beo chứa chất dầu không nhiều bằng xương Hổ.

- Phân biệt giữa xương Gấu và xương Hổ:

Xương chày của Gấu không có phụng nhãn và bang cốt (xương phụ) nhỏ mà dài hơnm khớp không phát triển bằng Hổ và Beo. Xương màu vàng ngà nhưng chất nhẹ, để lâu gõ vào nghe tiếng rỗng trong, bên trong không có dầu mỡ.

Bào chế: Nạo sạch gân thịt còn sót lại trên xương, cưa thành từng khúc dài khoảng 3,5cm. Rán thơm bằng dầu mè hoặc chích bằng cách sao với cát rồi thừa lúc đang còn nóng bỏ vào dấm tôi qua để dùng. Cũng có thể nấu cao chế thành Cao Hổ cốt, hoặc ngâm rượu dùng.

Cách dùng: Sắc uống hoặc ngâm rượu, nấu cao hoặc tán bột dùng trong thuốc hoàn tán.




Các Tin khác
Xoan
   Xoan (03/10/2015)
Xích Tiểu Đậu
   Xích Tiểu Đậu (03/10/2015)
Xích Thược
   Xích Thược (03/10/2015)
Xích Sâm
   Xích Sâm (03/10/2015)
Xích Hoa Xà
   Xích Hoa Xà (03/10/2015)
Xích Cương
   Xích Cương (03/10/2015)
Lệ Hạch
   Lệ Hạch (03/10/2015)
Xích Căn
   Xích Căn (03/10/2015)
Xi Hắc
   Xi Hắc (03/10/2015)
Củ Khỉ
   Củ Khỉ (03/10/2015)
Xang Sông
   Xang Sông (03/10/2015)
Xác Sa
   Xác Sa (03/10/2015)
Dương Xuân Sa
   Dương Xuân Sa (03/10/2015)
Xác Rắn
   Xác Rắn (03/10/2015)
Xà Ty Thảo
   Xà Ty Thảo (03/10/2015)
Xà Tổng Quản
   Xà Tổng Quản (03/10/2015)
Xà Thoái
   Xà Thoái (03/10/2015)
Rắn
   Rắn (03/10/2015)
Xà Thiệt Thảo
   Xà Thiệt Thảo (03/10/2015)
Xà Sàng Tử
   Xà Sàng Tử (03/10/2015)

THỐNG KÊ

Đang truy cập: 5

Lượt truy cập: 5714550

MST: 0105405902
Sở KHĐT TP. Hà Nội cấp ngày 13/7/2011

TRÀ THẢO DƯỢC TRƯỜNG XUÂN

trathaoduoctruongxuan.com

Hà Nội:

Trụ sở chính: Phòng 310 nhà 7, tập thể Đại học Thủy Lợi, phường Trung Liệt, quận Đống Đa.

Showroom   : Số 36 ngõ 165 phố Chùa Bộc, quận Đống Đa

Tel: (024) 3564 0311      Mobi: 0984 795 198 - 0978 491 908

Hồ Chí Minh:

15A Cô Bắc, phường 1, Quận Phú Nhuận

Tel: (08) 3556 4352                          Tel: 0984 806 876