Xích Nhược
Tên thuốc: Radix paeoniae Rubra
Tên khoa học: Paeonia liacliflora Pall
Họ Mao Lương (Ranunculaceae)
Bộ phận dùng: rễ. Rễ to dài, ngoài sắc nâu xám, trong sắc hồng hoặctrắng, chắc, nhiều bột là tốt.
Thành phần hoá học: có tinh bột, chất chát, chất dính, chất đường, sắc tố.
Tính vị: vị chua, đắng, tính hơi hàn.
Quy kinh: vào phần huyết của Can kinh.
Tác dụng: tán ác huyết, tả Can hoả.
Chủ trị: Dùng sống: tán tà, hành huyết. Tẩm rượu sao: thổ huyết, đổ máu cam. Tẩm giấm sao: trị kinh bế, đau bụng.
-Các bệnh có sốt trong đó nhiệt tà ngoại sinh xâm nhập phần dinh và huyết biểu hiện phát ban, nôn máu, chảy máu cam, chất lưỡi đỏ thẫm: Xích thược phối hợp với Sinh địa hoàng và Mẫu đơn bì.
-Huyết ứ biểu hiện rối loạn kinh nguyệt, mất kinh, viêm cấp có sưng nóng đỏ đau do ngoại thương: Xích thược phối hợp với Xuyên khung, Ðương qui, Ðào nhân và Hồng hoa.
-Mụn nHọt: Xích thược phối hợp với Kim ngân hoa và Liên kiều.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Ủ mềm thái mỏng (dùng sống). Có thể tẩm rượu hoặc tẩm giấm sao.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
- Rửa sạch, ủ cho đến mềm thấu, thái lát, hoặc bào mỏng. Sấy hoặc phơi khô (dùng sống).
- Sau khi bào thái mỏng sấy khô, tẩm rượu 2 giờ rồi sao, hoặc tẩm giấm sao.
Bảo quản: để nơi khô ráo, đậy kín, tránh ẩm sinh mốc.
Liều lượng: 3-10g
Kiêng ky: huyết hư, không bị ứ trệ thì kiêng dùng. Không dùng chung với Lê lô.