PHÒNG KỶ
Phòng kỷ, phong ky, Hán phòng kỷ, Radix Stephaniae Tetrandrae, Stephania tetrandrae S. Moore; Tên dược: Radix Stephaniae Tetrandrae
Tên khoa học:
1. Stephania tetrandrae S. Moore;
2. Cocculus trilobus (Thunb.) DC.;
3. Aristolochia fangchi Wu et L.D. Chou et S.M.Hwang.
Họ Tiết Dê (Menispermaceae)
Bộ phận dùng: rễ cái. Rễ cái vàng, chắc, có vân ngang là tốt. Rễ đen, xốp, có chỗ loét, thái vỡ là xấu.
Có khi dùng rễ cây Gấc để thay thế là không đúng.
Tính vị: Vị rất đắng, cay, tính hàn.
Quy kinh: Vào kinh Bàng quang.
Tác dụng: trừ phong, hành thuỷ, tả thấp nhiệt ở hạ tiêu.
Chủ trị: trị thuỷ phũng, cước khí sưng phù, phong thấp, khớp xương sưng nhức, trị nHọt lở.
Chứng phong thấp ứ trệ hoặc chứng thấp nhiệt ứ trệ: Phòng kỷ với ý dĩ nhân, Hoạt thạch, Tàm sa và Mộc qua.
Chứng hàn thấp ứ trệ: Phòng kỷ với Quế chi và Phụ tử chế.
Phù có biểu hiện nhiệt: Phòng kỷ với Ðình lịch tử và Tiêu mộc trong bài Kỷ Cúc Lịch Hoàng hoàn.
Phù do Tỳ hư: Phòng kỷ với Hoàng kỳ và Bạch truật trong bài Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang.
Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g.
Cách Bào chế:
Theo Trung Y: Cạo bỏ vỏ ngoài, rửa rượu phơi khô (Bản Thảo Cương Mục).
+ Lấy rễ khô ngâm nước một ngày. Vớt ra ủ mềm thấu, thái lát phơi khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao dùng.
Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ngâm một lúc, ủ cho đến mềm thấu, thái mỏng phơi khô. Có thể rửa sạch, thái mỏng ngay rồi phơi khô.
Bảo quản: phơi thật khô, để nơi cao ráo.
Kiêng ky: âm hư mà không có nhiệt thì không nên dùng.