KEO NƯỚC HOA
Còn gọi là keo ta, mâm côi, mak ku kong, kum tai, sambor meas, cassie dulevant.
Tên khoa học Acacia farnesiana Willd.
Thuộc họ trinh nữ Mimosaceae.
Mô tả: cây nhỏ cao từ 2-6m, trên thân có khi có gai. Lá thưa, kép hai ngả có lá kép thành gai, cuống chung dài 4-6cm, có hạch nổi ở cách đầu cuống 5mm. Cuống phụ 6 đôi mang 14 đôi lá chét hình thuôn dài 4-7mm, rộng 1.5-2mm. Cụm hoa hình đầu màu vàng tươi, có tổng bao, mùi thơm ngát, quả màu nâu họp thành 2-10 trên cùng một cuống hình trụ, thẳng hay cong, nhẵn, khi chín màu nâu đen nhạt, dài 5-7mm, dày 10-13mm trong chứa 10 hạt hay hơn rất cứng, hình bầu dục, dẹt màu nâu xung quanh có cơm màu trắng nhạt. Mùa hoa tháng 3-4, mùa quả tháng 6.
Phân bố: Vốn có nguồn gốc từ Haiiti ở phía đông Cuba, hiện nay được trồng ở nhiều nước nhiệt đới làm cây bóng mát, làm cảnh làm nguồn tanin thuộc da và lấy hoa chê chất thơm dùng trong nước hoa. Có nơi khai thác chất keo có tính chất gần như gôm arabic.
Ngay quanh Hà Nội cũng có trồng một số cây nhưng ít phát triển.
Công dụng: Vỏ thân ca tanin chát và có tính chất săn được dùng sắc lấy nước rửa thụt để chữa khí hư, bạch đới. Lá giã nát hoặc sắc lấy nước rửa vết thương vết loét, bã đắp lên vết thương, vết loét.
Chủ yếu người ta trồng cây keo nước hoa để cất tinh dầu dùng trong kỹ nghệ nước hoa và chất thơm, vỏ cây làm nguyên liệu chế tanin thuộc da mềm