KHOAI LANG
Còn gọi là phần chư, cam thự, hồng thự, cam chư.
Tên khoa học lpomoea batatas (L.) Poir
Thuộc họ Bìm bìm Convolvulaceae.
A. Mô tả cây
Khoai lang là một loại cỏ sống lâu năm thân mọc bò, dài 2-3m, rễ mẫm thành củ, màu đỏ, trắng hay vàng. Lá có nhiều hình, thường hình tim xẻ 3 thùy, có cuống dài. Hoa màu tím nhạt hay trắng, mọc thành sim ít hoa ở đầu cành. Rất ít khi thấy quả và hạt.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây khoai lang được trồng ở nhiều nước nhiệt đới để lây củ ăn thay gạo. Công dụng làm thuốc chỉ
C.Thành phần hoá học
Củ chứa 24,6%tinh bột, 4,17% glucoza.
Khi còn tươi chứa 1,3% protein, 0.1% chất béo, các diattaza, tro có Mn, Ca, các Vitamin A, B, C, 4.24% tamin, 1.375 pentozan
Khi đã phơi khô chứa dextrin, axit clorogenic, phytosterol, carotin, adenin, betanin, cholin.
Trong dây khoai lang có ađenin, betain, cholin, theo Garcia F trong ngọn dây khoai lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này. Do đó người bị đi đái đường có thể dùng dây khoai lang mà ăn.
D. Công dụng và liều dùng
Ngoài công dụng làm thực phẩm, làm nguyên liệu chế tinh bột khoai, ta có thể dùng khoai làn làm thuốc nhuận tràng. Phân mềm, không lỏng, không đau bụng. Ngày uống nước sắc, ăn cả lá với liều 60-100g lá tươi hoặc 30-40g lá khô, hoặc dùng củ như trên giới thiệu